GIỚI THIỆU SÁCH
Ngày 4 tháng 3 năm 2024
I.TÊN
SÁCH : “ Mẹ ơi con nhớ nhà ”
II.TÓM
TẮT NỘI DUNG BÀI GIỚI THIỆU :
1.Phần mở đầu:
Kính thưa các thầy cô giáo !
Chào toàn thể các em học sinh ! Để chào mừng ngày 8/3, người
đầu tiên chúng ta nghĩ đến là mẹ, người phụ nữ vĩ đại nhất trong cuộc đời mỗi
người. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết thế này:
“Con dù
lớn vẫn là con của Mẹ
Đi
hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai
cũng phải quí trọng. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay,
ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con.
Để nhớ đến công lao to lớn ấy của
những người mẹ - người phụ nữ vĩ đại nhất trong cuộc đời mỗi người, hôm nay cô
xin giới thiệu đến toàn thể các con học sinh yêu quí một cuốn sách mang tựa
đề “Mẹ ơi con nhớ nhà” của tác giả Trần Hồng Giang
2. Phầ nội
dung :
Các em học sinh thân mến !
Ẩn sâu trong mỗi chúng ta là một cái gì đó luôn nhớ nhung và mong
muốn được quay về . Ở nơi đó có tình yêu thương chăm sóc của ông bà cha mẹ,
chúng ta được thoải mái thả mình vào trong những giấc ngủ yên bình. Nơi đó
chúng ta được gặp gỡ trò chuyện trút những dòng tâm sự lúc vui, lúc buồn và cả
những lúc giận hờn. Đó chính là gia đình, gia
đình mang đến cho ta cảm giác được che chở, bao bọc, mái ấm gia đình và tình cảm
gia đình được xem như là kho tàng quý báu mà không nơi nào có thể so sánh được.
Gia đình là nơi giúp con người hình thành nhân cách. Vai trò của gia đình
thiêng liêng là thế nên không một ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của
tình cảm tươi đẹp này.
Trong cuộc đời mỗi con người không ai không thể một lần đọc qua một cuốn sách
hay có một thói quen đọc một cuốn sách khi đi ngủ hau thư giãn đầu óc sau những
giờ căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng đối với tôi để lại ấn tượng sâu sắc nhất và đặc
biệt hơn cả là cuốn sách :“ Mẹ ơi con nhớ nhà” của tác giả
Trần Hồng Giang – nhà xuất bản phụ nữ.
Mẹ ơi, con nhớ nhà! là cuốn tiểu thuyết dành cho lứa
tuổi thanh thiếu niên của tác giả Trần Hồng Giang, được xây dựng dựa trên câu
chuyện thực về hoàn cảnh éo le của một cậu bé sống tại làng chài ở huyện Hậu
Lộc, Thanh Hóa sau cơn bão biển khủng khiếp năm 2005.
Câu chuyện được bắt đầu bằng những
dòng viết về bầu không khí ngột ngạt, cùng tâm trạng nặng trĩu lo âu của những
con người nhỏ bé trước cơn bão dữ đang chuẩn bị ập tới làng chài nghèo ven
biển.
Giờ học hôm ấy diễn ra không giống với
ngày thường, ngay cả những đứa trẻ cũng cảm thấy bất an khi từng đợt, từng đợt
mưa cứ tạt xuống xối xả, khiến chúng bồn chồn nghĩ tới sự an nguy của những
người thân trong gia đình đang lênh đênh trên biển đi đón luồng cá bão.
Khánh là một cậu bé sống ở làng chài
ấy, và cha em, sau cơn bão đó - giống như hơn chục người đàn ông khác trong
làng - đã không có được may mắn trở về với gia đình thân yêu. Kể từ đó, cuộc
sống gia đình Khánh bị đảo lộn tất cả, mọi gánh nặng giờ đây dồn cả lên đôi vai
gầy của mẹ. Một mình bà phải gồng lên lo toan cho cuộc sống gia đình, nuôi hai
đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn cùng với bà ngoại Khánh cũng đã già yếu.
Những tưởng cuộc sống của mẹ con Khánh
theo thời gian sẽ dần ổn định trở lại, nhưng những biến cố khác lại xảy ra, cơn
bão lòng còn khắc nghiệt và buồn tủi hơn cả cơn bão mà thiên nhiên mang lại.
Và cơn bão ấy đã giằng Khánh ra khỏi
vòng tay mẹ, khỏi gia đình làng xóm thân thuộc, xô đẩy em vào một môi trường
mới, hoàn toàn xa lạ với một cậu bé còn non nớt, ngây ngô, xưa nay chưa từng ra
khỏi xóm chài nghèo nơi chôn rau cắt rốn.
Khánh đã bước vào
trường đời đầy bất ngờ như thế, hết sự việc này đến sự việc khác dồn dập xảy
đến, khiến mỗi bước em đi lại càng đẩy em rời xa gia đình hơn nữa. Có đòn roi,
có chửi bới, có lừa lọc… nhưng lẫn trong nước mắt tủi nhục, Khánh vẫn gặp được
những người tốt, được đón nhận bằng tình người ấm áp, để em không hoàn toàn mất
đi niềm tin vào con người, và có thêm động lực để cố gắng sinh tồn, mong chờ
đến ngày được trở về trong vòng tay mẹ.
Cuốn tiểu thuyết của tác giả Trần Hồng
Giang tưởng như dành cho trẻ em, nhưng hóa ra không chỉ dành cho trẻ em, mà còn
dành cho tất cả chúng ta. Ẩn sâu bên trong câu chuyện của cậu bé Khánh, dường
như chúng ta có thể thấy được phảng phất bóng dáng mình trong đó. Có thể là gợi
nhớ về những cảm xúc mà hồi còn trẻ con chúng ta từng trải qua, cũng có thể là
nét tương đồng nào đó với những nhân vật người lớn trong câu chuyện. Mỗi nhân
vật ở đây đều có đời sống riêng, nét tính cách riêng, có cả mặt sáng và bóng tối
trong tâm hồn, chân thực và sống động đến nao lòng. Còn đối với các bạn
độc giả nhỏ tuổi, Mẹ ơi, con nhớ nhà! là những
tâm sự rất hồn nhiên, chân chất của một cậu bé cùng trang lứa. Qua câu chuyện
của Khánh, các bạn nhỏ sẽ học được nhiều điều về cuộc sống, về đối nhân xử thế,
và quan trọng nhất là về giá trị của gia đình.
Với cách viết mộc
mạc, giàu tính nhân văn, cuốn sách Mẹ ơi, con nhớ nhà! đã chạm được vào trái
tim độc giả, giúp chúng ta biết trân trọng và thêm yêu gia đình thân thương của
mình.
Tôi sinh ra trên mảnh đất miền trung đầy nắng và gió khi đọc xong cuốn tiểu
thuyết này tôi giường như thấy hình bóng tuổi thơ mình trong đó, khi
Miền Trung là nơi hàng năm phải gánh chịu hàng chục cơn bão đi qua. Đã gây
nên bao thiệt hại về người và của cho người dân, tôi còn nhớ mãi cơn bão số 10
năm ngoái đã làm cho mọi người mất ăn mất ngủ để chống chọi lại và những hình
ảnh người dân Hà Tĩnh ngồi trên nóc nhà chờ người cứu trợ càng làm tôi xúc động
hơn khi đọc cuốn tiểu thuyết này.
3. Phần kết
thúc:
Khi đọc qua cuốn tiểu thuyết này tôi muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ đang là chủ
nhân của đát nước một thông điệp đó là : Dù chúng ta có thất bại, gục ngã
trước những sóng gió thì khi đó một nơi gọi là nhà –gia đình giang rộng bàn tay
sẵn sàng đón ta trở về, gia đình là chốn bình yên là mái ấm hạnh phúc duy nhất
của con người. Cho dù sau mai sau chúng ta có vấp ngã, nếm trải những vị đắng
cay, những muộn phiền, lo âu, sự bế tắc của cuộc sống và cần tìm một nơi để tựa
vào thì gia đình là bến đỗ duy nhất và an toàn nhất cho tất cả chúng ta. Bởi
vì, mỗi khi gặp thất bại, gặp bế tắc thì gia đình là người động viên, an ủi
khuyến khích ta vượt qua. Gia đình mang đến sự ấm áp trong tâm hồn xoa dịu bớt
những nỗi đau, chông gai của cuộc đời, nơi chan chứa niềm yêu thương và hạnh
phúc, là nơi sinh thành, nuôi dưỡng ta trưởng thành.
Buổi
tuyên truyền giới thiệu sách của thư viện đến đây xin được khép lại.
Xin chân thành cảm
ơn sự chú ý lắng nghe của các thầy cô giáo và các em!
Người giới thiệu
Giới thiệu sách
(Ngày 18 tháng 03 năm 2024 )
I.Tên sách(tên chủ đề) :
Cuốn
sách “ Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ ”
1. II.
Tóm tắt nội dung bài giới thiệu :
- Phần mở đầu :
Kính thưa
Quý Thầy Cô cùng các bạn học sinh!
Tháng 3 là tháng của tuổi trẻ tháng của
niềm tin hi vọng tháng của nhiệt huyết thanh xuân và các em là nhưng mầm ươm
tương lai của đất nước và để kỉ niệm ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản
26/3 trong buổi giới thiệu sách hôm nay cô xin giới thiệu tới các em cuốn sách
“ Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” của tác giả Phạm Hồng Cư do nhà xuất bản
Thanh Niên phát hành.
2.Phần nội dung:
Kính thưa các thầy cô
giáo!
Các em học sinh thân mến!
Có thể nói, từ trước đến nay, bạn đọc cả nước vẫn quen thuộc với
các tác phẩm của các học giả, nhà văn, nhà báo trong và ngoài nước viết về Đại
tướng Võ Nguyên Giáp với tình cảm chân thành, ngưỡng mộ. Chưa kể hàng ngàn
trang hồi kí của ông do nhà văn Hữu Mai thể hiện như “Những nặm tháng không thể
nào quên”, “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng”, ”Điện Biên Phủ-Điểm hẹn
lịch sử”… Người đọc có thể tìm thấy trong các trang sách gần như các thông tin,
sự kiện và các câu chuyện lớn nhỏ liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng,
nhưng có một “khoảng trống” duy nhất mà các tác giả trong và ngoài nước không
đề cập hoặc chỉ đề cập phác qua về tuổi thơ và tuổi trẻ của ông cho tới năm
1931 khi ông 20 tuổi. Điều này rất dễ lí giải vì các tư liệu trong nước về giai
đoạn này gần như không có, còn các tài liệu nước ngoài cũng rất sơ sài. Trong
cuốn sách, người đọc sẽ hiểu rõ hơn về gia đình Đại tướng, tình cảm của ông với
hai cụ thân sinh và anh chị em ruột thịt, sẽ thấy ngay từ thủa nhỏ Đại tướng đã
học rất giỏi, năm 1924 ông thi đỗ vào trường Quốc học Huế, tham gia phong trào
yêu nước và từng bị đuổi học vì tổ chức bãi khóa ở trường trong chuỗi hoạt động
hưởng ứng để tang cụ Phan Chu Trinh… Sách khép lại vào năm 1931, khi ông được
thực dân Pháp phóng thích khỏi nhà lao Thừa Phủ và chuẩn bị rời khỏi Huế.
Với mối quan hệ thân thiết đặc biệt, tác
giả - Trung tướng Phạm Hồng Cư (người em đồng hao với Đại tướng) với sự
cộng tác của bà Đặng Bích Hà phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dựa vào các tư
liệu lịch sử, đặc biệt là các bức thư của gia đình Đại tướng - những kỷ vật quý
báu đã được lưu giữ hơn nửa thế kỷ - đã phác họa lại một quãng đời của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp - tuổi thơ và thời trẻ với những chi tiết chân thực và xúc
động - qua đó, tác giả mong được góp thêm tư liệu về cuộc đời của Đại tướng -
người Anh Cả của quân đội ta, một vị tướng văn võ song toàn - đã hết lòng
suốt đời phục vụ cách mạng.
3.
Phần kết thúc
Qua
cuốn sách này tôi tin rằng các bạn trẻ
sẻ đọc và hiểu được cuộc sống tuổi trẻ ,tuổi thơ của đại tướng Võ Nguyên Giáp
đã trải qua để học tập và rèn luyện trở thành những thanh niên ưu tú.Cống hiến
hết mình vì tổ quốc thân yêu.
Xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các em và thầy
cô giáo!
Người giới thiệu